Home / Tin tức / Người giúp nông dân làm giàu từ cây cam

Người giúp nông dân làm giàu từ cây cam

Tốt nghiệp chuyên ngành kinh tế nông nghiệp, anh Nguyễn Văn Phúc về công tác tại Công ty Rau quả huyện Cao Phong. Năm 2005, anh chuyển công tác và được phân công giữ chức Phó Chủ tịch MTTQ huyện Cao Phong. Thời điểm này, thường xuyên được tiếp xúc với người dân, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của họ, anh nhận ra rằng, thực tế Cao Phong đã tìm được thế mạnh trong phát triển kinh tế nông nghiệp đó là cây cam, mía. Đất đã có, tuy nhiên, thứ mà người nông dân thiếu đó chính là vốn đầu tư và KH-KT để có thể sản xuất ra những mặt hàng có chất lượng cao, có giá trị trên thị trường.

Anh Nguyễn Văn Phúc, Trưởng phòng nông nghiệp huyện Cao Phong trao đổi kỹ thuật trồng cam với các nhà đầu tư.

Từ trăn trở của người dân và nhu cầu thực tế của bản thân, anh đã quyết tâm bắt tay với người nông dân để cùng họ thực hiện liên kết sản xuất bắt đầu từ những thứ họ có là đất và sức lao động và thứ anh có là vốn đầu tư và kỹ thuật (hiện nay, anh Phúc được phân công làm Trưởng phòng NN&PTNT huyện Cao Phong). Điểm lựa chọn đầu tiên của anh là xã Tân Phong và Dũng Phong, nơi thổ nhưỡng, khí hậu thích hợp với cây cam, nguồn lao động nông thôn lại rất dồi dào. “Tuy nhiên, không phải vì thế mà mọi thứ thuận lợi bởi, mình phải chọn người hợp tác với mình, đó phải là người mà mình tin tưởng cũng như họ tin mình và phải thực sự có trách nhiệm, có khao khát vươn lên” – Anh Phúc tâm sự. Sau nhiều khó khăn, cuối cùng anh đã thành công, những vườn cam đầu tiên của anh liên kết với người nông dân đã thực sự cho thu hoạch và người dân đã tin tưởng ở anh. Hiện nay, anh đã có hàng chục ha cam theo hình thức liên kết tại huyện Cao Phong và Kim Bôi với thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.

Từ mô hình của anh, rất nhiều hộ khác cũng bắt đầu thực hiện. Đến nay, trên địa huyện Cao Phong, nhiều nhà đầu tư đã liên kết với người nông dân để đầu tư trồng cam, chanh, bưởi Diễn, nâng diện tích cây có múi trong toàn huyện lên 1.000 ha, chất lượng được nâng lên, giá thành ổn định, góp phần nâng cao đời sống cho người dân, trong đó có một bộ phận không nhỏ là những người nông dân trước đây từng thuộc diện hộ nghèo. Không dừng lại ở cây cam, mô hình của anh cũng đã được phát triển sang nhiều loại mặt hàng khác như cây mía và nuôi thủy sản.

 

Thành công với mô hình liên kết sản xuất nhưng anh Phúc vẫn tiếp tục nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi và thử nghiệm mô hình trồng cam trên đất dốc. Mô hình được anh triển khai tại huyện Kim Bôi, Kỳ Sơn. Anh Phúc hy vọng mô hình thành công sẽ giúp cho nhiều người dân ở các xã vùng cao có cơ hội phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống.

 

 

 

                                                                             Đinh Hoà – BaoHoaBinh.Com.Vn

About admin

facebook-profile-picture
Giới thiệu và cung cấp Cam Cao Phong - Hòa Bình chính hiệu LH: 0911.781.187

Có thể bạn quan tâm

Cao Phong: Cuối năm giá cam tăng mạnh

Trong mấy ngày gần đây giá các loại cam đang thu hoạch ở Cao Phong …

TẮT QUẢNG CÁO [X]