Cam là một trong những loại trái cây có chứa tinh dầu mang mùi thơm và chứa nhiều vitamin C, rất mát và bổ dưỡng cho cơ thể.
– Vitamin C là thành phần cần thiết cho quy trình kiến tạo mô liên kết. Thiếu vitamin C thì vết thương, vết loét khó lành.
– Vitamin C cải thiện tình trạng chuyển hóa chất sắt bằng cách đẩy mạnh quy trình hấp thu chất sắt qua đường tiêu hóa cũng như dự trữ chất sắt trong gan, lá lách và tủy xương. Thiếu vitamin C thì chức năng tạo hồng huyết cầu bị đình trệ.
– Vitamin C hưng phấn hoạt tính của bạch huyết cầu và gia tăng sự thành lập kháng thể. Thiếu vitamin C thì cơ thể dễ bị bội nhiễm. Kết quả nhiều công trình nghiên cứu cho thấy vitamin C ở liều cao, khoảng 500mg mỗi ngày, có khả năng thu ngắn thời gian nhiễm cúm.
– Vitamin C cần thiết cho hoạt động của tuyến thượng thận để bài tiết kích tố chống tình trạng căng thẳng thần kinh (stress). Thiếu vitamin C thì tuyến thượng thận không thể hoạt động tối đa. Cơ thể người không đủ vitamin C vì thế khó chịu đựng lâu dài tình trạng căng thẳng. Điều đó cũng có nghĩa là ở người thường xuyên bị căng thẳng thần kinh phải được kịp thời cung ứng đầy đủ vitamin C.
– Vitamin C yểm trợ chức năng giải độc của gan. Vitamin C hưng phấn quy trình đào thải các kim loại nặng như chì. Thiếu vitamin C thì cơ thể dễ bị dị ứng với thuốc men, thực phẩm, hóa chất. Thêm vào đó, cơ thể người không có đủ vitamin C thường có khuynh hướng bị tăng chất béo cholesterol.
– Vitamin C còn có tác dụng gia tăng đề kháng và tăng tính hấp thu chất sắt, thực vật.
Ngoài ra, nước cam còn là nguồn cung cấp phong phú kali, folate, vitamin B1, niacin, riboflavin và magiê. Vitamin B1 tham gia vào quá trình sản xuất năng lượng và giúp các dây thần kinh hoạt động tốt. Folate có công dụng cải thiện máu và thiết thực cho thai phụ vì giúp ngừa các khiếm khuyết ở thai nhi. Nước cam còn giúp giảm nguy cơ bị huyết áp cao và đột quỵ.
Nước ép trái cam có độ PH hơi axit nên nếu những người bị viêm hay loét dạ dày nếu dùng cam vào lúc đói thì sẽ làm tăng thêm cảm giác cồn cào và nóng rát. Cùi cam chứa nhiều chất xenlulô hay còn gọi là chất xơ rất có giá trị trong việc nhuận tràng, kích thích sự co bóp của ruột nên có tác dụng chống táo bón và hình thành khuôn phân. Chất xơ trong cam có tác dụng hấp thụ lượng chất cholesterol hay chất béo có hại có trong ruột và đóng vai trò như một chiếc chổi quét chất độc hại này theo phân đào thải ra khỏi cơ thể. Một thông tin gần đây nhất cho biết, chỉ cần một trái cam trong một ngày (dùng theo cách gọt vỏ và ăn cả cùi) là đã có khả năng phòng chống được bệnh ung thư ruột già và các bệnh tim mạch.
Nếu thích em có thể ăn 2-3 quả cam trong một ngày và theo cách gọt vỏ, ăn cả cùi.
Còn nếu hiện nay em ăn 5-6 quả cam một ngày thì nên vắt lấy nước kết hợp với ăn cùi vì nếu dùng quá nhiều chất xơ có thể có tai biến gây tắc ruột. Nếu em đang bị các chứng bệnh như viêm loét dạ dày, tá tràng, viêm ruột thì không nên dùng cam vào lúc đói và uống nước cam quá nhiều trong ngày. Tốt nhất là nên dùng cam sau bữa ăn theo kiểu ăn tráng miệng hoặc nếu dùng nhiều hơn thì không nên uống một số loại thuốc, chẳng như Tetracyclin vì dịch cam sẽ làm giảm bớt thậm chí làm mất tác dụng trị bệnh của thuốc.
Chị sưu tập thêm cho em và mọi người bảng tỷ lệ hàm lượng của vitamin C trong các loại rau trái khác nhau để mọi người biết để lựa chọn những loại hoa quả tốt chứa nhiều vitamin.
Trọng lượng Thực phẩm Lượng vitamin C
100g Bắp cải 45mg 100g Cải broccoli 110mg 100g Ớt bị 140mg 100g Cam 50mg 100g Bưởi 60mg 100g Dâu tây 60mg 100g Xoài 50mg 100g Ổi 90mg | 100g Đu đủ 120mg |
Nhu cầu về vitamin C trung bình cho người không phải làm việc nặng là 75mg/ngày.
Thai sản phụ có nhu cầu vitamin C cao hơn, khoảng 100-130mg mỗi ngày.
Bệnh nhân có nhu cầu chống bội nhiễm, dự phòng ung thư, kháng dị ứng sẽ cần tối thiểu 150mg vitamin C mỗi ngày.
Người nghiện thuốc lá, vận động viên, bệnh nhân trong giai đoạn hồi phục, công nhân lao động nặng nên được tiếp tế mỗi ngày với 200mg vitamin C.